Như bạn đã biết, máy phát điện có 2 phần chính là rotor và stato. Ngoài ra, còn một bộ phận có vai trò quan trọng không kém đó chính là AVR. Vậy bộ AVR máy phát điện là gì? Công dụng và chức năng là gì? Hãy cùng dienmayhanquoc khám phá về bộ phận này nhé.
1. Bộ AVR máy phát điện là gì?
AVR là viết tắt của Automatic Voltage Regulator là bộ điều chỉnh ổn áp tự động. Nó là một hệ thống tự động điều khiển điện áp ở các cực của máy. Thông qua việc tác động lên hệ thống kích từ của máy. Đảm bảo điện áp ở các đầu cực máy phát ra nằm trong giới hạn cho phép.
Như vậy, bạn cũng đã hiểu tại sao đây là bộ phận rất quan trọng rồi phải không? Nếu AVR máy phát điện mất khả năng tự điều chỉnh điện áp thì chất lượng điện năng cung cấp cho các thiết bị điện không thể đáp ứng được.
>>> Đọc thêm: Cấu Tạo Máy Phát Điện Xoay Chiều 3 Pha, Nguyên Lý Và Ứng Dụng
2. AVR trong máy phát điện có những chức năng gì?
2.1. Chức năng điều chỉnh điện áp và công suất của AVR
2.1.1. Chức năng điều chỉnh điện áp
Bộ điều chỉnh điện áp luôn theo dõi điện áp đầu ra của máy, và còn so sánh với một điện áp tham chiếu. Đồng thời, AVR cũng phải đưa ra lệnh tăng giảm dòng điện phù hợp, sao cho điện áp đo được và điện áp tham chiếu là nhỏ nhất.
>>> Tham khảo thêm: Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện – 3 kiểu đấu nối bạn cần nắm
2.1.2. Điều chỉnh công suất của AVR
Khi muốn thay đổi điện áp, bạn chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu. Đa phần điện áp tham chiếu của máy sẽ được đặt lại giá trị định mức khi vận hành độc lập. Hoặc có thể là điện áp thanh cái, điện áp lưới tại chế độ vận hành hòa lưới. Là một trong những chức năng không thể thiếu của AVR máy phát điện.
2.2. Giới hạn tỷ số điện áp/ tần số
Khi một tổ máy phát điện khởi động, tần số và tốc độ quay Roto còn thấp. Khi đó, AVR trong máy sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích thích. Từ đó điện áp đầu ra như tham chiếu theo giá trị đặt hay điện áp lưới.
Thông thường, tốc độ máy phát phải đạt 95% tốc độ định mức. Ngoài ra, AVR tự động phải luôn theo dõi tỷ lệ này để điều chỉnh dòng kích từ cho phù hợp, kể khi điện áp của máy chưa đạt điện áp tham chiếu.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng máy phát điện đúng cách dành cho gia đình
2.3. Điều khiển công suất vô công của AVR
Điều khiển công suất không tải có thể hiểu đơn giản là điều khiển dòng điện chạy khi có sự thay đổi về công suất không tải và điện áp lưới. Đây là chức năng không thể thiếu của AVR trong máy phát điện hiện có.
2.4. Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây
Đối với người am hiểu về máy nổ sẽ biết khi máy vận hành độc lập hoặc nối vào lưới tầng bằng một trở kháng lớn. Khi tăng điện tải sẽ gây hao hụt điện áp trên đường dây. Khi đó chất lượng điện cung cấp sẽ giảm nhiều hơn.
Vì vậy, AVR máy phát điện phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây. Khi đó sẽ tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó, giúp cho điện áp ổn định tại một thời điểm nhất định.
3. Nguyên lý và sơ đồ mạch AVR máy phát điện
Nguyên lý hoạt động của AVR là kiểm soát đầu ra bằng việc cảm nhận điện áp từ các đầu nối. Khi đó sẽ so sánh với tham chiếu ổn định rồi gửi tín hiệu báo lỗi nếu có. Sau đó là điều chỉnh dòng điện trường. Tùy thuộc vào sự khác biệt so với tham chiếu, AVR có thể tăng hoặc giảm dòng điện đến stato. Do đó, điện áp sẽ cao hơn hoặc thấp hơn ở các cực của stato chính.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách làm mát máy phát điện và chọn nước làm mát tốt nhất dành cho bạn
4. Cách phân loại AVR
Hầu hết các thiết bị AVR đều giống nhau, với các đặc điểm tương tự nhau. Nếu có khác biệt thì chỉ khác nhau về nhãn hiệu, mẫu mã, kích thước, màu sắc.
Để phân loại AVR cũng phụ thuộc vào kiểu máy và công suất. Các dòng máy không giống nhau có công suất khác nhau sẽ có các bộ khác nhau. Và sẽ được thiết kế phù hợp theo từng mỗi bộ AVR máy phát điện như 5kw, 2kw, 3kw, 3kva,…
5. Làm gì khi AVR trong máy phát điện bị hỏng?
Bạn có thể dễ dàng nhận biết khi động cơ của máy phát ra tiếng kêu lạ. Không chỉ kiểm tra các thông số trên bảng điều khiển, nếu các thông số như tần số tăng giảm bất thường thì AVR đang gặp lỗi.
Để kiểm tra AVR máy phát điện bị hư hỏng, hãy gọi ngay đơn vị sửa chữa uy tín để được hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất. Không tự ý tháo lắp máy để sửa chữa khi chưa có trình độ chuyên môn. Lý do là mỗi loại máy phát điện khác nhau sẽ có thiết kế mạch AVR khác nhau.
Vậy là dienmayhanquoc đã chia sẻ hầu hết các thông tin chi tiết về AVR máy phát điện trong bài viết trên. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu AVR là gì, cũng như chức năng của bộ phận này.
| Đọc thêm: